Thông tin y tế 28 – 30.01.2020
1. Việt Nam đã chủ động và có chủ trương sớm, kiểm soát tốt dịch bệnh do virus nCoV
Việt Nam đã chủ động và có chủ trương sớm, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh và đã có những biện pháp với quyết tâm cao, giải pháp cụ thể. Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về triển khai nhiệm vụ sau Tết và phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV).
Xây dựng kịch bản ứng phó với 4 cấp độ dịch
Cáo cáo tại cuộc họp Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả các bệnh viện tuyến tỉnh thành lập các đội phản ứng nhanh sẵn sàng hỗ trợ cho tuyến dưới khi có nhu cầu. Bộ cũng đã xây dựng kịch bản ứng phó với 4 cấp độ dịch; hoàn thành hệ thống kết nối giao ban trực tuyến tại 22 bệnh viện.
Bộ Y tế cũng đã thống nhất các phương án điều trị khi phát hiện bệnh theo hướng: Phát hiện người bệnh ở địa phương nào thì tập trung điều trị tại địa phương đó, hạn chế vận chuyển người bệnh để giảm nguy cơ lây lan.
Tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ Y tế kiến nghị thành lập 5 đoàn công tác của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia tiến hành kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh nCoV các tỉnh, thành trong cả nước, tập trung vào các khu vực có nguy cơ cao.
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, hiện nay Việt Nam đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh nCoV và được các tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị cần phát động phong trào đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng để hình thành văn hóa tham gia giao thông từ nay về sau trên cả nước
Trước tình hình dịch viêm đường hô hấp do virus nCoV tại Trung Quốc đã lây lan toàn bộ 31/31 tỉnh, thành phố của Trung Quốc, các ý kiến đề xuất tiếp tục thực hiện các biện pháp chống dịch như không tổ chức các tour du lịch và cấm nhập cảnh đối với người đến từ vùng có dịch, tăng cường quản lý người ra, vào cửa khẩu, đặc biệt là các cửa khẩu với Trung Quốc.
Bên cạnh đó, cần hạn chế các lễ hội và hạn chế tập trung đông người nếu không cần thiết; khuyến cáo người dân sử dụng khẩu trang khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng và thường xuyên rửa tay.
Theo số liệu cập nhật đến 17 giờ 30 ngày 30/1 của Bộ Y tế, số người mắc dịch bệnh viêm đường hô hấp do virus nCoV trên thế giới là 7.822 trường hợp, 170 tử vong. Tại Việt Nam, số người nhiễm nCoV là 5 trường hợp, trong đó 2 công dân Trung Quốc (1 người đã khỏi); 3 công dân Việt Nam đều từ Vũ Hán, Trung Quốc trở về. Một ca đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, 2 trường hợp còn lại đang cách ly và điều trị tại cơ sở 2 của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Chính Phủ khuyến nghị người dân đeo khẩu trang tại các địa điểm đông người
Phát biểu tại cuộc họp về tình hình dịch bệnh do virus nCoV, Thủ tướng cho rằng, tình hình bùng phát dịch rất nghiêm trọng và rất nhanh trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam đã chủ động và có chủ trương sớm, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh và đã có những biện pháp với quyết tâm cao, giải pháp cụ thể.
“Tất cả chúng ta phải bình tĩnh xử lý và kiên quyết xử lý để bảo vệ sức khỏe tính mạng của nhân dân với biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho người dân”- Thủ tướng nói và yêu cầu các địa phương, các cấp, các ngành có phương án cụ thể khi phát hiện bệnh tại địa phương.
Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo quốc gia nêu cao tinh thần trách nhiệm và phát huy quyền hạn trong xử lý các vấn đề đặt ra, duy trì chế độ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên để có biện pháp đồng bộ, quyết liệt, kịp thời.
Tại cuộc họp, Thủ tướng hoan nghênh Ban Chỉ đạo quốc gia đã thành lập 45 đội phản ứng nhanh để xử lý vấn đề này kịp thời hơn và khởi động kết nối 21 bệnh viện, sử dụng 4 bệnh viện Trung ương khi các cơ sở điều trị quá khả năng cho phép.
Bộ Quốc phòng có phương án sẵn sàng huy động quân dân y khi cần thiết. Các bệnh viện lớn ở các khu vực cũng đã được giao nhiệm vụ cụ thể trong xử lý điều trị bệnh nhân với tinh thần hạn chế di chuyển bệnh nhân làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.
Thủ tướng nhấn mạnh một số giải pháp như cấm hẳn đi lại ở đường mòn, lối mở. Dừng việc đưa người Việt Nam sang Trung Quốc lao động trong lúc có dịch. Bộ Ngoại giao có phương án sơ tán công dân khi cần thiết. Tạm ngừng các hoạt động đưa tour du lịch qua lại giữa hai bên. Ngành hàng không không đưa, đón máy bay từ các điểm có dịch đến Việt Nam và ngược lại.
Ngừng cấp visa cho khách du lịch Trung Quốc, trừ visa công vụ, không khuyến khích giao thương, buôn bán, qua lại cửa khẩu trong lúc này. Khuyến cáo hạn chế đến Trung Quốc trừ trường hợp đặc biệt. Có biện pháp kiểm soát y tế tại các cửa khẩu.
Các cấp, các ngành liên quan, các địa phương thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch do virus nCoV tại địa phương do Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban trên tinh thần chủ động, “4 tại chỗ”.
Ngành Y tế cần có biện pháp theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe công dân, lưu học sinh, khách du lịch Trung Quốc, kể cả người Việt Nam sinh sống tại Trung Quốc vào Việt Nam trong vòng 15 ngày.
Thủ tướng cũng nhắc lại chỉ đạo cấm hoàn toàn việc buôn bán động vật hoang dã – nguồn lây nhiễm nguy hiểm dịch bệnh.
Thủ tướng nhắc lại tinh thần hạn chế tụ tập đông người, hạn chế các hoạt động lễ hội. Các lễ hội chưa khai mạc cần phải xin ý kiến trước khi tổ chức. Chính Phủ khuyến nghị người dân đeo khẩu trang tại các địa điểm đông người.
Bộ Công Thương cần chủ động sản xuất trang thiết bị y tế để sử dụng trong nước và xuất khẩu. Thủ tướng đề nghị các cơ quan truyền thông coi đây là nhiệm vụ chính trị để tập trung làm tuyên truyền nhưng không để người dân hoang mang; tăng cường tuyên truyền thông tin tự phòng ngừa cho nhân dân.
Thủ tướng giao Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tư pháp chuẩn bị tình trạng pháp lý sẵn sàng trong trường hợp Tổ chức y tế thế giới công bố tình trạng khẩn cấp.
Thủ tướng đồng ý thành lập tại Văn phòng Chính phủ một tổ công tác để phối hợp với Ban Chỉ đạo trong công tác điều phối các hoạt động liên quan. Bộ Y tế – Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo quốc gia cần đề ra những biện pháp sát thực, kịp thời, có hiệu quả để đảm bảo an toàn cho người dân.
2. Hải Phòng: 2 trường hợp nghi nhiễm virus nCoV được cách ly và theo dõi chặt
Bs. Phạm Thu Xanh, Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng cho biết, địa phương này mới phát hiện 2 trường hợp nghi viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus nCoV. Hiện hai bệnh nhân này đang điều trị tại khu vực cách ly, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp.
Cụ thể, hồi 2 giờ 30 phút ngày 30/1, Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế Hải Phòng nhận được thông tin từ Cảng vụ Cảnh hàng không quốc tế Cát Bi trên chuyến bay của hãng Vietjet mang số hiệu VJ 286 từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hải Phòng có trường hợp bị ốm.
Trung tâm đã cử 2 bác sĩ thực hiện khám bệnh và điều tra dịch tễ học. Kết quả khám tại sân bay cho thấy, người mẹ là Võ Thị Thanh T, 21 tuổi, ở 127/4 khu vực Trường Thọ 2, phường Tân Nập, quận Thốt Nốt, Cần Thơ có thân nhiệt 37 độ 7, không ho, không khó thở nhưng có cảm giác khô cổ, khó chịu, hội chứng nhiễm trùng chưa rõ.
Con chị Tuyền là cháu Vương Trung Bảo, 17 tháng tuổi, tầm 22 giờ 20 ngày 29/1 xuất hiện sốt nhẹ, mệt, quấy khóc, môi tím nhưng khi khám tại sân bay, thân nhiệt 36 độ 7, trẻ ngủ, môi hồng, hội chứng nhiễm trùng không rõ.
Được biết, trước khi tới Hải Phòng, từ ngày 5/1 đến 18/1, mẹ con chị Tuyền có xuất cảnh đi các tỉnh: Nam Ninh, Sơn Đông, Quảng Châu (Trung Quốc) về thành phố Hồ Chí Minh.
Hai trường hợp nói trên được bác sĩ của Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế bàn giao Trung tâm cấp cứu 115 vận chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp.
Kết quả thăm khám đến thời điểm sáng ngày 30/1 của Bệnh viện Việt Tiệp cho thấy: người mẹ tỉnh, không sốt, ho, khó thở, toàn trạng ổn định. Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu, chức năng gan-thận bình thường, test nhanh cúm A, B: âm tính; huyết học có số lượng tiêu cầu giảm nên được chỉ định làm xét nghiệm để loại trừ sốt xuất huyết Dengue và chụp X-quang phổi tại giường (chưa có kết quả).
Với cháu bé, qua thăm khám của bác sĩ Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cho thấy: cháu bé tỉnh, không sốt, ho, khó thở, toàn trạng ổn định, bú tốt. Kết quả xét nghiệm test nhanh: cúm A, B âm tính; các xét nghiệm khác chưa có kết quả.
Về công tác điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố thực hiện điều tra dịch tễ 2 ca bệnh trên. Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, dự kiến có kết quả sơ bộ 7 chủng vi rút Corona trong 24 giờ.
Nếu kết quả âm tính sẽ làm xét nghiệm chẩn đoán xác định chủng vi rút Corona mới và có kết quả sau 3 ngày kể từ khi có kết quả sơ bộ. Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế khử trùng toàn bộ khu vực ga đến nội địa, quốc tế cùng với phòng lưu hai ca nghi ngờ.
Bs. Xanh cũng cho biết, Sở Y tế cung cấp thông tin để các Sở Y tế địa phương có liên quan thực hiện giám sát sức khoẻ của những người tiếp xúc gần theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp) bảo đảm kiểm soát nhiễm khuẩn, trang bị đầy đủ bảo hộ cho nhân viên y tế tham gia thăm khám, điều trị, chăm sóc 2 ca bệnh nói trên.
Các Trung tâm y tế quận, huyện thực hiện giám sát y tế những người là hành khách ngồi cùng hàng ghế, trên, dưới với hàng ghế ngồi của 2 ca bệnh nghi ngờ nói trên.
Sở Y tế Hải Phòng đề nghị Cảng Hàng không Sân bay Cát Bi cung cấp danh sách hành khách có đầy đủ địa chỉ để ngành Y tế thực hiện giám sát sức khoẻ tiếp tục phối hợp tốt hơn với ngành Y tế trong việc cung cấp thông tin về tình hình sức khoẻ của các hành khách bao gồm cả trên chuyến bay nội địa và quốc tế.
3. Thủ tướng: Chống dịch virus nCoV như chống giặc để bảo vệ sức khoẻ nhân dân
Báo cáo tại cuộc họp triển khai nhiệm vụ sau Tết và phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona chiều 30/1, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết tính đến 15h20 hôm nay, theo kết quả Viện Vệ sinh dịch tễ TW phát hiện 3 trường hợp người Việt Nam trở về từ Vũ Hán nhiễm virus nCoV
Chủ trì cuộc họp triển khai nhiệm vụ sau Tết và phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp do virus nCoV chiều 30/1 (ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Canh Tý), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, cơ quan, cá nhân nào để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn sẽ bị xem xét trách nhiệm.
Không được chủ quan trong phòng chống dịch
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng bày tỏ lo ngại về diễn biến nhanh, phức tạp của dịch bệnh viêm phổi cấp do virus nCoV từ Vũ Hán, Trung Quốc khi đến thời điểm này đã có 170 người chết, cả nghìn người đang trong tình trạng nguy kịch vì mắc bệnh; hàng chục quốc gia đã có người mắc bệnh. Thủ tướng yêu cầu báo cáo nhanh tình hình Tết để các thành viên Chính phủ, các đại biểu tham dự cuộc họp của Chính phủ tập trung bàn các giải pháp phòng chống, ngăn chặn, đối phó với dịch bệnh
“Cuộc họp sẽ dành 2/3 thời gian để đề xuất, thảo luận các biện pháp chống dịch mạnh mẽ hơn nữa, để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của nhân dân, với tinh thần chống dịch như chống giặc, không để tình trạng chủ quan trong phòng chống dịch, không để Việt Nam bị cuốn vào vòng xoáy dịch bệnh”- Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng cho biết đã lập Ban chỉ đạo chống dịch. “Ai chủ quan không để trong Ban chỉ đạo chống dịch. Ai chủ quan để xảy ra bệnh dịch tại địa bàn sẽ bị xem xét trách nhiệm nghiêm khắc” – Thủ tướng nêu rõ
Thủ tướng cũng đề nghị cuộc họp đóng góp ý kiến để làm sao các địa phương vào cuộc tích cực hơn, không để tình trạng chủ quan, nếu chủ quan thì phải xử lý nghiêm; không được coi tình hình bình thường mà phải thấy tình hình nóng bỏng hơn vì bệnh lây lan nhanh
Báo cáo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho thấy, cả nước đã đón Tết Canh tý an toàn, lành mạnh với thay đổi đáng ghi nhận là số tai nạn, số người phải nhập viện do sử dụng rượu bia trong những ngày Tết giảm mạnh, chỉ bằng 1/5 so với Tết năm ngoái. Các địa phương đã nỗ lực khắc phục tình trạng tăng giá thịt lợn, tình trạng mưa lớn gây ngập lụt trong 2 ngày 30, mùng 1 Tết vừa qua.
Đối với công tác ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp do virus corona, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông tin, cả nước đã thành lập 40 đội phản ứng nhanh để chống dịch.
Việt Nam đã ghi nhận 5 ca bệnh dương tính với virus nCoV
Báo cáo cập nhật tình hình dịch bệnh, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, đến thời điểm này, toàn thế giới có 170 người tử vong với hơn 7.819 người nhiễm bệnh, trong đó hơn 7.714 người ở Trung Quốc. So với ngày 29/1, đã có thêm hơn 38 người tử vong do virus corona.
Cũng theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, để chủ động và triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đến nay Bộ Y tế đã ban hành 25 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp trong hoạt động phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona.
Tổ chức các cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona.
Yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và các Bộ, ngành về việc phát hiện sớm và chuẩn bị tốt việc phòng, chống bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra
Công bố số điện thoại đường dây nóng (19003228) để tiếp nhận các thông tin, ý kiến về tình hình dịch bệnh trên toàn quốc và để tư vấn về cách chăm sóc bản thân để phòng chống dịch bệnh.
Thực hiện kích hoạt Trung tâm đáp ứng khẩn cấp với sự kiện Y tế công cộng Việt Nam để ứng phó khẩn cấp với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona.
Thành lập 40 Đội phản ứng nhanh của Bộ Y tế về với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona để hỗ trợ tăng cường cho các địa phương khi có yêu cầu
Triển khai áp dụng tờ khai y tế đối với các hành khách nhập cảnh đến từ Trung Quốc từ 00h00 ngày 25/01/2020.
Xây dựng 04 phương án để ứng phó với 04 cấp độ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra.
Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch về việc kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona, chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch đáp ứng, dự phòng chống dịch căn cứ theo Kế hoạch của Bộ Y tế đã ban hành, rà soát các trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc, bố trí nhân lực, thực hiện nghiêm chống nhiễm khuẩn tại các bệnh viện.
Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV và duy trì theo dõi, cập nhật các trường hợp nghi ngờ mắc được phát hiện tại các khu vực.
Tổ chức điều tra và lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV ngay khi nhận được thông tin.
Kích hoạt toàn bộ hệ thống giám sát, điều trị, đặc biệt tăng cường công tác giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu, giám sát tại các cơ sở y tế, sẵn sàng tiếp nhận, cách ly, điều trị bệnh nhân và phòng chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập và lây lan.
Phối hợp chặt chẽ với WHO cập nhật tình hình dịch bệnh hàng ngày, triển khai Kế hoạch đáp ứng với bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra theo các tình huống dịch, đẩy mạnh việc truyền thông về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống trên hệ thống thông tin đại chúng, tại cửa khẩu.
4. Trung Quốc lý giải nguyên nhân số bệnh nhân mắc NCoV mới tăng đột biến
Các chuyên gia y tế Trung Quốc cho biết, nguyên nhân khiến số ca được xác nhận mắc virus corona (NCoV) gia tăng hiện nay là do khả năng xét nghiệm đang ngày càng tốt lên, cộng thêm việc mở rộng phạm vi những đối tượng xét nghiệm khiến số ca mắc bệnh đang gia tăng.
Ủy ban y tế Trung Quốc công bố sáng ngày 30-1 cho biết, Trung Quốc ghi nhận 7.711 trường hợp viêm phổi do coronavirus . Chỉ riêng trong ngày 29, đã có thêm 1.737 trường hợp mới được xác nhận mắc NCoV và 4.148 trường hợp nghi ngờ mới.
Tại Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc, tâm chấn của vụ dịch, Cơ quan y tế Trung Quốc đã bổ sung hơn 12.000 bộ xét nghiệm mới cho các cơ sở xét nghiệm, bệnh viện được chỉ định đã khiến năng lực xét nghiệm của tỉnh tăng lên, có khả năng xét nghiệm gần 2.000 mẫu mỗi ngày. Thời gian trước, mỗi ngày chỉ xét nghiệm được khoảng 200 mẫu.
Việc tăng cường năng lực xét nghiệm ngay tại tỉnh Hồ Bắc giúp cho các cơ sở y tế không cần phải gửi mẫu đến Bắc Kinh và chờ đợi nhiều ngày để có kết quả.
Nhiều trường hợp mắc bệnh nhưng không có triệu chứng
Ông Li Xingwang, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Ditan Bắc Kinh và là thành viên của nhóm chuyên gia quốc gia Trung Quốc phòng chống bệnh do coronavirus, cho biết phạm vi thử nghiệm mở rộng đã xác định thêm nhiều trường hợp nhiễm bệnh mà không có bất kỳ triệu chứng nào.
Ngoài ra, các chuyên gia y tế cho biết, khả năng lây truyền mạnh từ người sang người của virus NCoV là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các trường hợp được xác định dương tính với corona virus .
Chuyên gia Feng Zijian, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc cho biết, theo các nhà nghiên cứu, chủng virus mới gây viêm đường hô hấp cấp NCoV chỉ mất từ 6 đến 7 ngày để tăng gấp đôi số ca mắc bệnh, trong khi virus gây hội chứng hô hấp cấp (SARS ) mất tới 9 ngày số ca mắc bệnh mới tăng gấp đôi.
Giải thích về số lượng bệnh nhân xuất viện thấp là do quy trình kiểm soát nghiêm ngặt. Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn xuất viện khi đáp ứng được các điều kiện quy định như xét nghiệm âm tính 2 lần mới được xuất viện.
Thông thường , bệnh nhân khi nhiễm NCoV sẽ mất khoảng một tuần phục hồi nếu chỉ có triệu chứng nhẹ và mất từ hai tuần trở lên đối với những người có triệu chứng nặng hơn.
Theo quy định, “Khi người bệnh giảm các triệu chứng lâm sàng , nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường, và bệnh nhân phải qua hai lần xét nghiệm phát hiện virus trước khi được xuất viện để đảm bảo không lây cho người khác”, BS Li Bệnh viện Ditan Bắc Kinh nói.
Theo đánh giá từ các trường hợp dương tính với virus corona, cho đến nay, hầu hết bệnh nhân nhẹ có tiên lượng thuận lợi , các triệu chứng của trẻ em tương đối nhẹ.
Gần đây, có sự gia tăng số lượng các trường hợp nhẹ, với một số bệnh nhân không có triệu chứng viêm phổi, chỉ sốt nhẹ hoặc ho khan.
Các chuyên gia cảnh báo, với bất cứ người nào được xác định dương tính với virus NCoV đều có thể truyền bệnh cho người khác, kể cả người mắc bệnh nhẹ hoặc người không có triệu chứng. Tuy nhiên, những người bị bệnh nhẹ với biểu hiện ho khan, mệt mỏi ít lây bệnh cho người khác hơn do bệnh nhân ho ít hơn.
5. Ngành y xuyên Tết chống dịch
Ngày 28/1, một trong hai bệnh nhân dương tính với nCoV đang điều trị tại BV Chợ Rẫy khỏi bệnh.
Thành công có được bước đầu này không chỉ là sự “căng mình” miệt mài trong điều trị của các y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy mà trên cả là thể hiện sự quyết liệt của toàn bộ hệ thống chính trị khi Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đã liên tiếp có các chỉ đạo, tổ chức các cuộc họp trước, trong Tết để kịp thời đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình diễn biến, thậm chí còn cao hơn thực tế của dịch bệnh.
Đặc biệt thành công này cũng là sự ghi nhận cho sự vào cuộc từ rất sớm, sự kịp thời trong chỉ đạo về chuyên môn của Bộ Y tế; sự nỗ lực của hàng ngàn cán bộ nhân viên ngành y tế từ dự phòng đến điều trị đã không quản ngại khó khăn, hiểm nguy của dịch bệnh, đi trực kiểm dịch, đi làm xuyên Tết để ngăn chặn, khống chế không để dịch bệnh lây lan…
Thành quả bước đầu của sự chủ động, tích cực
Những ngày áp Tết, thông tin về tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona tại Trung Quốc liên tục gia tăng số ca mắc, số quốc gia và vùng lãnh thổ có bệnh nhân cũng tăng lên, và đặc biệt tối 29 Tết (23/1), Việt Nam chính thức ghi nhận 2 ca bệnh là người Trung Quốc tại BV Chợ Rẫy.
Tất nhiên, không phải đến lúc có ca bệnh, Việt Nam mới “kích hoạt” công tác phòng chống dịch bệnh này mà trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo Bộ Y tế, các Vụ/Cục liên quan của Bộ Y tế đã có những chỉ đạo, hoạt động kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch bệnh. Hàng loạt công điện khẩn, chỉ thị của Thủ tướng được ban hành.
Thủ tướng đã cử Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch; thành lập Đội phản ứng nhanh với sự vào cuộc của các Bộ, ngành để giải quyết kịp thời các vấn đề cấp bách trong phòng, chống dịch. Sáng 30 Tết, trực tiếp Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi. Liên tiếp những ngày sau đó là những chỉ đạo kịp thời của Chính Phủ, và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ các Bộ, Ngành Trung ương đến UBND các tỉnh thành phố, các cấp quận, huyện, xã phường…
Về phía Bộ Y tế đã kích hoạt toàn bộ hệ thống giám sát, dự phòng, điều trị; tăng cường công tác kiểm dịch y tế, giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu đường hàng không và đường bộ. Các cơ sở y tế sẵn sàng lên phương án thu dung, tiếp nhận, điều trị và cách ly bệnh nhân; đồng thời phòng chống lây chéo tại bệnh viện và lây nhiễm từ người bệnh sang nhân viên y tế. Các đồng chí lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo các Vụ/Cục liên quan đã trực tiếp đôn đốc, kiểm tra, kiểm dịch y tế, công tác điều trị tại các cửa khẩu và các cơ sở y tế. Bộ Y tế cũng ban hành kế hoạch đáp ứng chống dịch theo từng mức độ và theo từng kịch bản; yêu cầu toàn ngành y tế triển khai các hoạt động giám sát, đáp ứng ở mức cao hơn một mức so với thực tế diễn biến dịch bệnh.
Cùng với những nỗ lực nói trên không thể không kể đến những cống hiến thầm lặng của những cán bộ nhân viên khối y tế dự phòng, truyền thông những người luôn “đi trước về sau” trong cuộc chiến chống các loại dịch bệnh!.
Nỗ lực trên mọi “mặt trận”: Dự phòng, kiểm dịch và điều trị
Ở khối điều trị, sự thành công trong điều trị ca bệnh dương tính với nCoV tại BV Chợ Rẫy cho thấy những nỗ lực không ngừng nghỉ của các y bác sĩ khi họ làm việc “xuyên tết”. Kể về quá trình điều trị cho hai bệnh nhân này, BSCK2. Nguyễn Tri Thức , Giám đốc BV Chợ Rẫy cho biết, được sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ và Bộ Y tế, cùng với sự chuẩn bị chu đáo và tinh thần cảnh giác cao độ, BV. Chợ Rẫy bước đầu có được những thành trong công tác chống dịch nCoV.
Theo Bs.Thức, ngoài những kinh nghiệm có được trong những lần chống dịch trước đây, ngay từ ngày 12/1/2020, BV Chợ Rẫy đã nhận được rất nhiều văn bản hoả tốc từ Bộ Y tế, trên cơ sở đó bệnh viện đã chuẩn bị cơ sở vật chất, phòng cách ly, nhân lực… nên khi tiếp nhận hai cha con bệnh nhân sốt do nCoV đầu tiên người Trung Quốc, bệnh viện đã chủ động trong tinh thần cảnh giác cao độ.
Một trong những yếu tố giúp bệnh viện sớm điều trị thành công cho một bệnh nhân là đã cách ly kịp thời bệnh nhân này. Sau khi cách ly, hai bệnh nhân đã được điều trị theo đúng phác đồ do Bộ Y tế ban hành. Các bác sĩ đã tuân thủ rất nghiêm ngặt chặt chẽ quy trình điều trị. Hiện bệnh nhân LiDing 66 tuổi đang chờ kết quả kiểm tra virus lần thứ tư. Theo khai thác bệnh sử, bệnh nhân Li Ding vốn mắc nhiều bệnh nền như tăng huyết áp, ung thư phổi đã mổ.
Còn PGS.TS Trần Minh Điển- Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi TW cho hay, bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điểu trị bệnh nhi 10 tuổi nghi ngờ viêm phổi, nhưng do bệnh nhân phải thở máy nên nguy cơ lây nhiễm rất cao, do đó chúng tôi tuân thủ chặt chẽ về cách ly trong điều trị. Các nhân viên y tế đều trang bị phương tiện bảo hộ khi chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo. Bệnh viện đã lập ngay một nhóm “kích hoạt” liên lạc bằng Zalo gồm lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo một số khoa, phòng liên quan và các nhân viên y tế chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân để cập nhật, trao đổi và có chỉ đạo phù hợp liên tục với diễn biến bệnh của bệnh nhân
“Đến hôm nay, sức khoẻ của bệnh nhân đã tốt hơn, bệnh nhân đã tỉnh táo, cai thở máy. Bệnh nhân vẫn đang được điều trị bệnh nền trong tình trạng cách ly đặc biệt”- PGS.TS Trần Minh Điển cho biết
Công tác phòng chống dịch do nCoV không chỉ hối hả, khẩn trương, chặt chẽ ở khối điều trị mà khối kiểm dịch và dự phòng cũng “tất bật” không kém.
BS.Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng tâm sự, Đà Nẵng là địa bàn du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước. Trung bình mỗi ngày có khoảng 100 chuyến bay quốc tế làm thủ tục xuất nhập cảnh nên không được lơ là, chủ quan trong phòng dịch. Vì vậy, rời phòng họp ở trụ sở UBND TP giữa trưa 30 Tết, người phụ nữ đứng đầu ngành y tế Đà Nẵng, tất tả đến thẳng bệnh viện, sân bay để động viên, kiểm tra và trực tiếp giám sát công việc: triển khai tờ khai y tế, nơi thu dung cách ly bệnh nhân, chỉ đến khi nhìn tận mắt công tác chuẩn bị phòng dịch đã ổn, chị mới về nhà. “Tôi về đến nhà khi chỉ ít phút nữa là bước sang năm mới Canh Tý, nhưng thấy rất vui vì y tế Đà Nẵng bước đầu không có ca bệnh mới” chị Yến nói.
Còn tại Quảng Ninh, BS Ninh Văn Chủ, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh cho biết, 100% cán bộ y tế của tỉnh ứng trực, làm việc xuyên Tết. Trạm Kiểm dịch y tế quốc tế Móng Cái, Trung tâm Y tế TP Móng Cái và các xã, phường của thị xã Móng Cái đã tăng cường các biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân đối công tác phòng chống dịch. Mặt khác, thành phố cũng tiếp tục củng cố lại khu cách ly bệnh nhân và chuẩn bị các trang thiết bị, dụng cụ y tế… để đối phó khi có dịch xuất hiện. Do đó, dù là tỉnh biên giới, có nhiều cửa khẩu, cảng biển, hoạt động thương mại biên giới, du lịch sôi động, nhưng đến nay Quảng Ninh chưa phát hiện trường hợp mắc bệnh hoặc nghi nhiễm virus nCoV.
Tại Lào Cai, Ngành y tế Lào Cai đã in ngay 10.000 tờ khai để áp dụng khai báo y tế, phát cho người dân qua lại cửa khẩu ngay từ những trước khi nghỉ Tết, đồng thời chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để phục vụ công tác phòng dịch tại cửa khẩu: hướng dẫn sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch, phun khử khuẩn tại khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu Kim Thành và các lối mở.
Tại Lạng Sơn, công tác phòng, chống dịch bệnh tại cửa khẩu được triển khai đồng bộ, chặt chẽ. Lực lượng chức năng tại các cửa khẩu đã lắp đặt các bảng tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh bằng tiếng Việt – tiếng Trung, 100% khách nhập cảnh đều phải khai báo y tế và kiểm tra thân nhiệt…
Tại Khánh Hòa, BS Huỳnh Văn Dõng – Giám đốc TT Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa cho biết đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng bệnh ngay trong sáng 24/1/2020 ( 30 Tết), các đội phòng chống dịch bệnh khẩn cấp của tỉnh đã tiến hành giám sát dịch tễ về virus corona theo quy trình chuyên môn.
Tại BV Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa – nơi trực tiếp tiếp nhận điều trị nếu ghi nhận bệnh nhân dương tính với virus nCoV, các phòng bệnh, khu cách ly, dụng cụ y khoa đều được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tất cả các công đoạn từ vận chuyển người bệnh, sơ cấp cứu, tiếp nhận ban đầu… đều được thực hiện theo đúng quy trình. Sân bay quốc tế Cam Ranh cũng đã tăng cường công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh từ xa. Riêng những hành khách đến từ Trung Quốc được bố trí làn di chuyển riêng, kiểm tra qua 2 lớp đo thân nhiệt.
Tại tỉnh Đồng Tháp, một tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL, nơi ánh nắng luôn chan hòa đặc trưng của Tết phương Nam nhưng không vì thế mà công tác phòng chống dịch lơi lỏng. BS CKII Nguyễn Lâm Thái Thuận, Giám đốc Sở Y tế Đồng Tháp cho biết, chiều 24/1/2020 ( 30 Tết ), lãnh đạo Sở Y tế đã tổ chức họp trực tuyến với các đơn vị trong toàn ngành cả bệnh viện ngoài công lập về tăng cường công tác phòng chống dịch viêm đường hô hấp do chủng mới corona.
Trong suốt những ngày nghỉ Tết, lãnh đạo Sở Y tế Đồng Tháp luân phiên kiểm tra toàn bộ các cơ sở y tế, đôn đốc, nhắc nhở cán bộ tập trung giám sát và nâng cao cảnh giác với các ca bệnh có nghi ngờ. Theo đó, Đồng Tháp chưa phát hiện trường hợp nào nghi nhiễm virus nCoV…
Một mùa xuân mới đã về trên đất nước, trong niềm vui du Xuân của người dân, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cũng như những nỗ lực không ngừng nghỉ của hàng trăm nghìn lượt bác sĩ trên khắp cả nước – những người đã gác niềm vui riêng, rong ruổi trên các tuyến đường, gõ cửa từng nhà, làm bạn với sân bay, cửa khẩu, bệnh viện bệnh để giữ được mùa Xuân yên lành cho mỗi nhà!.
6. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống nCoV
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Phó Trưởng Ban Chỉ đạo gồm: Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên (Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo); Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn.
Các thành viên Ban Chỉ đạo gồm: Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Đắc Vinh; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng; Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thanh Long; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Sỹ Hiệp; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thúy Chinh; Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trần Đơn; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy; Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai; Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ; Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến; Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân; Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Lê Ngọc Quang; Phó Tổng Giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam Trần Minh Hùng; Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Vũ Việt Trang; Phó Chủ tịch Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam Trần Quốc Hùng; Quyền Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel Lê Đăng Dũng; Quyền Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam Phạm Đức Long.
Bộ Y tế là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan có liên quan và địa phương trong việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona trên toàn quốc.
Bên cạnh đó, chỉ đạo việc phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm huy động nguồn lực tham gia và hỗ trợ thực hiện kế hoạch khẩn cấp của Bộ Y tế phòng, chống dịch bệnh này.
Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tổ chức thực hiện; đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; hàng ngày báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các cấp có thẩm quyền về tình hình dịch bệnh.
Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
7. Quảng Nam: Bệnh nhân nghi nhiễm nCoV, đã có kết quả xét nghiệm âm tính
Nguồn tin từ BVĐK TW Quảng Nam cho biết, chị P.T.H.T 39 tuổi, là tiếp viên của một hãng hàng không nhập viện ngày 24/1/2020 do sốt, ho đã có kết quả xét nghiệm.
Theo đó, kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur Nha Trang thông báo cho BVĐK TW Quảng Nam là âm tính với vius nCoV, chị T. chỉ nhiễm cúm B.
Dự kiến ngày hôm nay 30/1/2020, chị T. sẽ được BVĐK TW Quảng Nam cho ra viện
Trước đó, chị P.T.H.T, tham gia phục vụ chuyến bay từ Thượng Hải đến Du Bai và về TPHCM. Sau đó bệnh nhân đi ô tô cùng bố mẹ đẻ về quê đón Tết. Đến ngày 24/1/2020, bệnh nhân sốt, ho, xin nhập việ tại BVĐK TW Quảng Nam.
Khám bệnh , chị T. sốt 38,3 độ C; ho khan, không khó thở, nhịp thở 20 lần/phút; có yếu tố dịch tễ, chụp phim phổi không thấy tổn thương.
Ngày 25/1/2020, chị T. vẫn sốt vừa, ho có đờm, không suy hô hấp, được chỉ định chụp C.T, có kết quả là viêm phổi kẽ ( là một trong những tổn thương của viêm phổi do virus nCoV, bệnh viện đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Pasteur Nha Trang)
8. Tết Canh Tý: Số ca cấp cứu tai nạn giao thông có nồng độ cồn giảm mạnh
Thống kê tại Bệnh viện Việt Đức cho thấy, trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý, số ca cấp cứu do tai nạn giao thông có nồng độ cồn trong máu giảm gần 7 lần so với tết năm Kỷ Hợi
Trao đổi với báo chí ngày 29/1 (mùng 5 Tết Canh Tý), ThS. BS Phạm Vũ Hùng- Khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn, trưởng tua trực cấp cứu ngày mùng 5 tết của Bệnh viện Việt Đức cho biết, từ ngày 28 Tháng Chạp đến mùng 4 Tết, Bệnh viện tiếp nhận khám, cấp cứu cho 919 trường hợp, giảm 70 ca với cùng kỳ Tết Kỷ Hợi. Kéo theo đó, số trường hợp mổ cấp cứu cũng giảm xuống 188 thay vì 208 ca.
Như vậy tính trung bình mỗi ngày Tết Canh Tý, Bệnh viện khám, cấp cứu cho 131 trường hợp, mổ cấp cứu 25 bệnh nhân. Trong đó ngày đông bệnh nhân nhất là ngày mùng 3 Tết với 155 người, thấp nhất là ngày mùng 1 Tết với 67 ca.
Có mặt tại Khoa Cấp cứu- Bệnh viện Việt Đức gần cuối giờ sáng ngày mùng 5 Tết, chúng tôi được biết, tại khoa hiện còn 11 trường hợp đang chờ mổ, trong đó có 3 ca chấn thương sọ não.
Tại phòng Hồi sức 1- nơi được coi là điểm nóng tập trung bệnh nhân nặng có 6 trường hợp đang được cấp cứu. Trong đó có một thanh niên 23 tuổi ở Lương Sơn, Hòa Bình bị tai nạn chấn thương sọ não, vỡ nhãn cầu phải, xét nghiệm máu có nồng độ cồn trong máu. Bệnh nhân được chuyển vào rạng sáng ngày mùng 5 Tết, đang chờ mổ.
Theo ThS. BS Phạm Vũ Hùng, Luật phòng chống tác hại của rượu bia và Nghị định số 100/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông có liệu lực đã giảm bớt áp lực cho y bác sĩ cấp cứu trong dịp Tết này.
“Trong 7 ngày qua (từ 29 Tháng Chạp đến sáng mùng 5 Tết), bệnh viện đã tiếp nhận cấp cứu 456 ca cấp cứu do tai nạn giao thông. Tất cả nạn nhân tai nạn giao thông mổ cấp cứu đều được xét nghiệm nồng độ cồn. Đáng nói là trong số những ca cấp cứu do tai nạn giao thông, số nạn nhân có nồng độ cồn trong máu giảm mạnh, chỉ còn 69 ca, giảm tới gần 7 lần so với cùng thời điểm tết năm trước.
Bệnh nhân thường vào viện trong tình trạng đa chấn thương, gãy chân, gãy tay, chấn thương ngực kín, chấn thương sọ não…Tuy nhiên điều đáng tiếc là số tử vong tăng đáng kể. Nếu như Tết năm ngoái chỉ có 16 ca thì năm nay lên đến 24 ca”- ThS Hùng nói.
Ngoài ra, Bệnh viện Việt Đức cũng tiếp nhận 10 trường hợp cấp cứu do tai nạn pháo nổ, tăng 2 ca so với Tết năm ngoái.
Theo bác sĩ những người vào viện đã có rượu bia thì tri giác của họ bị ảnh hưởng, kéo theo ảnh hưởng đến quá trình thăm khám của bác sĩ. Những trường hợp này tiềm tàng nguy cơ bỏ sót tổn thương, diễn biến nặng mà không biết. Đặc biệt là những trường hợp bị chấn thương sọ não việc đánh giá thang điểm hôn mê glasgow khó chính xác, việc xử lý phụ thuộc vào các kết quả chẩn đoán hình ảnh.
ThS Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), những ngày Tết Canh Tý cho biết, hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh trên cả nước đã tiếp nhận, cứu chữa cho gần 20.300 ca cấp cứu TNGT, giảm hơn 4.000 ca so với năm trước. Chỉ các trường hợp thương tích nặng mới phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên như Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Chợ Rẫy…
9. Lào Cai: 5 trường hợp nghi nhiễm nCoV đã hết sốt
Th.s Bs. Phạm Văn Thinh, Giám đốc BVĐ tỉnh Lào Cai xác nhận với phóng viên báo Suckhoedoisong.vn, hiện nay bệnh viện đang cách ly theo dõi và điều trị cho 5 bệnh nhân nghi nhiễm nCoV.
Được biết, đây đều là những người đi làm ăn, buôn bán tại Trung Quốc, sau khi có dấu hiệu sốt phía Trung Quốc đã tiến hành bàn giao người để trở về nước điều trị.
Hiện nay, các bệnh nhân đang được bác sĩ cách ly điều trị hạ sốt và nâng cao thể trạng tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai. Mẫu bệnh phẩm đã được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai lấy và gửi về Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm và hiện chưa có kết quả.
Thông tin mới nhất, chúng tôi vừa cập nhật, cả 5 bệnh nhân này đều đã hết sốt và sức khỏe đang ổn định
Được biết, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đã xây dựng phương án phòng, chống dịch bệnh; chuẩn bị cơ số giường bệnh, nhân lực y tế, đồng thời, sẽ báo cáo thường xuyên diễn biến bất thường (nếu có) của các ca bệnh để có hướng xử lý kịp thời.
10. Hải Phòng: Khuyến cáo hạn chế tối đa người tại tỉnh Hồ Bắc quay trở lại làm việc
Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng vừa thông báo hoả tốc về công tác kiểm tra phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra.
Theo báo cáo, hiện tại Hải Phòng chưa xuất hiện dịch bệnh nhưng có nguy cơ cao do dịch bệnh lây lan, hiện tại địa phương này có khoảng 3000 người Trung Quốc làm việc tại vào thời điểm này đang về quê ăn tết, trong đó có hàng chục người thuộc tỉnh Hồ Bắc tới đây sẽ quay lại Hải Phòng làm việc, ngoài ra cón có lượng khách du lịch người Trung Quốc khá lớn hàng ngày vào Hải Phòng.
Trước nguy cơ lây lan dịch bệnh lớn, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng đã yêu cầu các doanh nghiệp có người Trung Quốc làm việc tại địa phương này hàng ngày phải báo cáo UBND các quận, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng về số người Trung Quốc quay trở lại làm việc, địa chỉ lưu chú để ngành Y tế Hải Phòng tổ chức kiểm tra, giám sát.
Bên cạnh đó là hạn chế tối đa việc đưa người cư trú tại tỉnh Hồ Bắc và các tỉnh có nguy cơ cao nhiễm bệnh về Hải Phòng làm việc, trường hợp đặc biệt phải bố trí khu cách ly để ngành Y tế thực hiện việc kiểm tra giám sát, dịch bệnh.
Còn đối với các nhà hàng, khách sạn trong thành phố Hải Phòng hạn chế tối đa việc tiếp các đoàn khách du lịch Trung Quốc, trường hợp đặc biệt trước khi tiếp đón phải báo cáo chính quyền địa phương để ngành Y tế tổ chức kiểm tra, giám sát dịch bệnh.
Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng cũng yêu cầu Ngành Y tế chỉ đạo các cơ sở Y tế trực thuộc và y tế quận, huyện tổ chức theo dõi tình hình thân nhiệt của người Trung Quốc ăn Tết quay trở lại Việt Nam và có “kịch bản” xử lý theo quy định.
Theo báo cáo của Sở Y tế Hải Phòng, Sở Y tế tham mưu với UBND thành phố ban hành chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 24-1 về tăng cường công tác dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV). Đồng thời ban hành 1 kế hoạch và 5 văn bản chỉ đạo về sẵn sàng đáp ứng công tác phòng, chống dịch. Theo đó, giai đoạn hiện nay đang triển khai thực hiện tình huống 1: chưa phát hiện trường hợp bệnh tại Hải Phòng, chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng tình huống 2: xuất hiện ca bệnh xâm nhập vào Hải Phòng. Sở Y tế cũng chỉ đạo các đơn vị, cơ sở y tế trực thuộc kiểm tra, giám sát, thực hiện báo cáo ngày để nắm bắt tình hình dịch; thiết lập 2 số điện thoại đường dây nóng của ngành Y tế để tư vấn, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của người dân về dịch khi có yêu cầu; yêu cầu các cơ sở y tế chuẩn bị sẵn sàng công tác phòng, chống dịch.
11. Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường học nghiêm túc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có công điện gửi các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, viện, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các đơn vị trực thuộc Bộ về việc phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona.
Công điện được phát đi trước 1 ngày học sinh trở lại trường học sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2020.
Cụ thể công điện nêu, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc. Đây là dịch bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do virus Corona biến chủng gây ra, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.
Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra và Công điện số 121/CĐ-CP ngày 23/1/2020 về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, Bộ GD&ĐT yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm chủ động phối hợp với các sở y tế và cơ quan có liên quan của địa phương triển khai một số công việc để ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của dịch bệnh, chủ động ứng phó có hiệu quả nhất trong trường học.
Phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế địa phương chủ động xây dựng chương trình hành động cụ thể nhằm đảm bảo sức khỏe và thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Theo dõi và quản lý tốt sức khỏe học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh; khi có hiện tượng bất thường hoặc dịch bệnh xảy ra cần thông báo ngay cho cơ quan y tế để được khám, điều trị kịp thời, kiên quyết không để dịch lây lan trong trường học.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường về nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona và dịch bệnh mùa đông xuân. Giáo dục học sinh, sinh viên làm tốt nhiệm vụ là cầu nối tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh cho gia đình và cộng đồng.
Hướng dẫn học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc; giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi; cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
Triển khai mạnh mẽ các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học; chủ động phối hợp với ngành y tế tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, cung cấp đủ nước uống, nước sạch cho trẻ em, học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường, thường xuyên làm vệ sinh môi trường, vệ sinh khử khuẩn lớp học.
Trước đó, ngày 27/1, Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ GD&ĐT có công văn gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đề nghị hỗ trợ đảm bảo an toàn và phòng tránh dịch bệnh cho lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc. Lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc đa phần về nước nghỉ Tết Nguyên đán, tuy nhiên vẫn còn 141 lưu học sinh đang ở tại 20 địa phương của Trung Quốc.
Cục Hợp tác Quốc tế đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc tiếp tục thông tin về tình hình lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc cho Bộ GD&ĐT và có biện pháp xử lý phù hợp để đảm bảo an toàn cho lưu học sinh Việt Nam đang ở tại Trung Quốc.
Bộ GD&ĐT Việt Nam sẽ trao đổi với Bộ Giáo dục Trung Quốc để đảm bảo việc học tập cho lưu học sinh nếu lưu học sinh phải tạm dừng học trong thời gian dịch bệnh hoặc có sự di chuyển theo sắp xếp của Bộ Ngoại giao và các cơ quan khác của Việt Nam.
12. Khánh Hòa dừng đón khách Trung Quốc, người nghi nhiễm nCoV sức khỏe tiến triển tốt
Để công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona đang diễn biến phức tạp ở Trung Quốc và một số quốc gia trên thế giới được tốt hơn, kể từ ngày 28/01, tỉnh Khánh Hòa sẽ dừng đón tất cả khách Trung Quốc. Các tour, chuyến bay từ Trung Quốc đến Khánh Hòa trước đó đã lên lịch đều bị hủy.
Theo ghi nhận, đến trưa ngày 28/01, tại các điểm du lịch công cộng ở Khánh Hòa, nhất là TP.Nha Trang, Cam Ranh…đều vắng bóng khánh Trung Quốc (bình thường, lượng khách này chiếm trên 50% tổng lượng khách du lịch đến Khánh Hòa). Các tuyến phố, khu lưu trú thường ngày tấp nập khách Trung Quốc cũng chỉ còn lại khách đến từ Châu Âu.
Tại Bệnh viện nhiệt đới Khánh Hòa đã tiếp nhận và cách ly 12 người nghi nhiễm vi rút corona được chuyển đến từ Càng hàng không Cam Ranh và Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Trong số này có 6 người Trung Quốc. Các bệnh nhân đều sốt cao, khó thở. Các mẫu bệnh phẩm đang được Viện Pasteur Nha Trang phân tích, xét nghiệm. Diễn biến sức khỏe của 12 người này đều tốt, một số bệnh nhân đã giảm sốt, không còn nặng ngực như lúc mới nhập viện, cách ly.
Ngày 27/01, ông Nguyễn Đắc Tài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cũng ban hành Công điện số 01/CĐ-UBND chỉ đạo Sở Y tế và các cơ quan liên quan trong ngành y tế phải kiểm soát hàng ngày, xử lý kịp thời các tình huống phát sinh, không để diễn biến xấu. Sở Du lịch Khánh Hòa phải nhanh chóng yêu cầu các cơ sở du lịch, lưu trú, lữ hành…nhất là các cơ sở đón khách quốc tế đến từ các khu vực, quốc gia có dịch Corona phối hợp, tăng cường giám sát, kịp thời phát hiện, xử lý khi có dấu hiệu nhiễm bệnh. Khuyến khích khách du lịch đến thăm quan các di tích, các điểm thắng cảnh đeo khẩu trang phù hợp để ngăn ngừa dịch. Cảng hàng không, Cục Hải quan không không được lơ là giám sát. Các huyện, thị xã…cũng phải trang bị kiến thức phòng, chống dịch cho nhân dân.
13. Quảng Nam: Thiết lập đường dây nóng y tế phòng chống dịch
Trưa nay, 27/1/2020, ngay sau khi kết thúc cuộc họp bàn giải pháp phòng chống dịch nCoV, BS Nguyễn Văn Văn, Phó giám đốc Sở y tế Quảng Nam thông tin đến phóng viên báo Sức khỏe & Đời sống cho biết, ngành quyết định thiết lập ngay đường dây nóng của ngành y tế gồm giám đốc, phó giám đốc Sở y tế, giám đốc các bệnh viện được phân công, giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật của tỉnh.
Lãnh đạo Sở Y tế Quảng Nam quyết định phân công BVĐK tỉnh Quảng Nam, BVĐK Trung ương Quảng Nam, BVĐK Hội An, TTYT Hội An chịu trách nhiệm là nơi tiếp nhận và xử lý ban đầu các ca nghi ngờ.
Sở Y tế Quảng Nam yêu cầu các bệnh viện tăng cường, rà soát trang thiết bị vật tư, và thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn tại các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế.
Yêu cầu có ca bệnh nghi ngờ, các cơ sở liên hệ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam kịp thời lấy mẫu gửi đi xét nghiệm theo quy định.
Trước đó, chị P.T.H.T (29 tuổi, trú TP. HCM) là tiếp viên hàng không. Vào ngày 18/1, chị T. đến Thượng Hải, Trung Quốc. Đến ngày 20/1, chị về nhà ở TP. HCM. Trong dịp tết này, chị T. cùng bố mẹ mình về quê nội ở Núi Thành, huyện Núi Thành, Quảng Nam đón tết. Chị T. có triệu chứng bị sốt, ho, viêm phổi, mệt mỏi. Gia đình mua thuốc tự uống nhưng không đỡ, nên đến chiều 26/1 (tức mùng 2 tết), gia đình đưa chị T. nhập viện Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam (đóng tại huyện Núi Thành) để điều trị.
Được biết, chị T. đã đến Thượng Hải, nơi có nhiều du khách ở Vũ Hán đến du lịch nên ngành y tế tỉnh Quảng Nam đã thực hiện cách ly, theo dõi, điều trị tại BVĐK Trung ương Quảng Nam. Ngoài cách ly đặc biệt chị T., ngành y tế còn cách ly đối với ba mẹ chị T. ở phòng riêng để theo dõi.
Các bác sĩ của BVĐK Trung ương Quảng Nam đã lấy mẫu gửi vào Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm, hiện đang chờ kết quả.
Được biết, hiện tình trạng sức khỏe của chị T. đã ổn định hơn. Tuy vậy, chị vẫn tiếp tục được cách ly chờ theo dõi.
Ngành Y tế Quảng Nam đề nghị Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Sở Công an tỉnh chỉ đạo quản lý khách du lịch nhất là khách đến từ vùng dịch, các cơ sở lưu trú. Khi có biểu hiện nghi ngờ bệnh cần phải đưa khách du lịch đến các bệnh viện được chỉ định để được khám và xử lý.
Thời gian tới lãnh đạo Sở Y tế Quảng Nam sẽ tổ chức kế hoạch đi giám sát trong thời gian sớm nhất, tại các địa phương, đặc biệt các địa điểm đón nhiều khách du lịch như Hội An, Mỹ Sơn và những nơi có nguy cơ khác…
14. 2 tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh: Thành lập 7 đội chống dịch cơ động
2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã thành lập 7 đội chống dịch cơ động sẵn sàng phòng chống dịch.
TS.BS CKII Bùi Đình Long, Phó Chủ tịch UBND Nghệ An đã có công văn hỏa tốc chỉ đạo các Sở, Ngành trong tỉnh triển khai các biện pháp Phòng, chống loại dịch bệnh do vi rút nCoV.
Theo đó, UBND tỉnh Nghệ An giao Sở Y tế chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành, UBND các huyện, thành, thị và các đơn vị có liên quan triển khai quyết liệt các biện pháp Phòng, chống dịch bệnh, chỉ đạo giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, tăng cường công tác kiểm dịch tại các cửa khẩu, Cảng hàng không Quốc tế Vinh, các cảng biển trên địa bàn tỉnh.
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh; Cảng hàng không quốc tế Vinh; Cục Hải Quan; Công ty Cổ phần Cảng Nghệ Tĩnh; phối hợp với Sở Y tế tăng cường công tác kiểm dịch y tế tại các địa bàn quản lý.
Bên cạnh đó, các sở, ngành, UBND các huyện, thành, thị, phối hợp với Sở Y tế thực hiện quyết liệt công tác kiểm soát dịch bệnh; đảm bảo đủ các nguồn lực cho hoạt động Phòng, chống dịch trên địa bàn.
Trao đổi cùng PV Báo Sức khỏe & Đời sống, bác sĩ CKII Nguyễn Xuân Hồng, Phó Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết: Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Y tế đã ban hành công văn khẩn yêu cầu các cơ sở Y tế trong và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh khẩn trương triển khai các biện pháp Phòng, chống dịch.
Theo đó, Sở Y tế Nghệ An giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh làm đầu mối phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường công tác giám sát, công tác kiểm dịch y tế để phát hiện sớm các trường hợp viêm phổi nặng, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng tại các cửa khẩu, cảng hàng không quốc tế Vinh, các cơ sở điều trị, đặc biệt là những trường hợp có yếu tố dịch tễ liên quan; cách ly và xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Củng cố các đội chống dịch cơ động tuyến tinh, sẵn sàng hỗ trợ các huyện, thành, thị xã khi cần thiết.
Chủ trì tham mưu và triển khai thực hiện các Quyết định của Bộ Y tế, ban hành Kế hoạch đáp ứng với bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona; “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV)”; Hỗ trợ các cơ sở y tế và các đơn vị liên quan triển khai ngay tình huống 1 (Theo Hướng dẫn tại Quyết định số 181/QĐ-BYT ngày 21/01/2020 của Bộ Y tế); Triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 03/CT-BYT ngày 23/01/2020 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh nCoV…
Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Đẩy mạnh giám sát dựa vào sự kiện (EBS), giám sát các trường hợp viêm phổi nặng do virus (SVP). Duy trì giám sát trọng điểm bệnh hội chứng cúm (ILI) tại các điểm giám sát trọng điểm quốc gia. Thực hiện nghiêm việc cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo và thực hiện các biện pháp phòng hộ cho cán bộ y tế.
Tổ chức thu dung, cấp cứu và điều trị dịch bệnh, duy trì hoạt động thường xuyên của bệnh viện khi có dịch. Chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị bệnh nhân. Chủ động thông báo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã và thành phố Vinh trong công tác thông tin, báo cáo trường hợp bệnh truyền nhiễm đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định…
Nghệ An có địa bàn rộng, có cảng hàng không Quốc tế, cảng biển và cửa khẩu biên giới đường bộ nên nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn tỉnh là rất lớn. Hiện nay, chúng tôi chuẩn bị đầy đủ các cơ số thuốc, hóa chất, phương tiện, máy móc, thiết bị… đồng thời đã thành lập 4 đội chống dịch cơ động và bố trí 3 máy đo thân nhiệt trực 24/24h để giám sát người nhập cảnh.
Đội thứ nhất được bố trí tại cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, huyện kỳ Sơn tiếp giáp nước bạn Lào; Đội thứ 2 được bố trí trực tại Cảng hàng không Quốc Tế Vinh; Đội thứ 3 được bố trí tại cảng Cửa Lò và Đội 4 bố trí tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh sẵn sàng tăng cường chi viện, giúp cho các tuyến khi có dịch bệnh xuất hiện trên địa bàn”. TS. BS Nguyễn Văn Định, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An chia sẻ.
Còn tại tỉnh Hà Tĩnh, TS.BS Nguyễn Lương Tâm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Đơn vị đã thành lập 3 đội cơ động phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng virus Corona mới (nCoV).
1 đội được bố trí tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (huyện Hương Sơn) và Cảng Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh), 1 đội tại 6 huyện phía Nam và 1 đội tại 7 huyện phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh. Các đội cơ động sẽ đảm bảo công tác trực dịch 24/24h, đồng thời thực hiện đầy đủ các bước giám sát và Phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh cũng đã chuẩn bị đầy đủ phương tiện, hóa chất, labo xét nghiệm sẵn sàng cho công tác phòng chống dịch. Đồng thời chỉ đạo khoa Kiểm dịch y tế, Trung tâm Y tế các huyện có đường biên giới, cảng biển thực hiện nghiêm túc các hoạt động kiểm dịch y tế nhằm phòng, chống bệnh truyền nhiễm qua biên giới.
Đặc biệt đối với những tàu Trung Quốc về cập cảng Vũng Áng, Formosa, đội cơ động sẽ lên tàu trực tiếp đo thân nhiệt nhằm kịp thời phát hiện những trường hợp sốt, có biểu hiện nghi ngờ để có phương án xử lý trước khi những người này vào trong đất liền.
Tăng cường thực hiện việc kiểm dịch y tế đối với người, phương tiện nhập cảnh, quá cảnh và hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, cảng Vũng Áng, cảng Xuân Hải… nhằm phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh (nếu có), cách ly và xử lý kịp thời.
“Hiện tại Hà Tĩnh chưa phát hiện trường hợp nào nghi ngờ nhiễm vi rút Corona. Đối với những cán bộ, nhân viên người Trung Quốc đang làm việc tại Formosa, sau Tết nguyên đán, quay trở lại Việt Nam làm việc khi qua sân bay, cửa khẩu phía Bắc đã được đo thân nhiệt mới được nhập cảnh. Qua đó, các trường hợp đi từ vùng dịch nếu phát hiện sốt sẽ được cách li, theo dõi ngay. Trong hệ thống cũng sẽ có thông báo, chúng tôi sẽ nắm đươc thông tin”, TS.BS Nguyễn Lương Tâm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh cho biết thêm.
15. Một trong hai bệnh nhân nhiễm nCoV điều trị tại BV Chợ Rẫy đã khỏi bệnh
Sáng 28/1, thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, một trong hai bệnh nhân Trung Quốc đang điều trị nCoV đã không còn mang virus.
BS.CK2 Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy – nơi hai bệnh nhân Trung Quốc được phát hiện dương tính với nCoV hôm 21/1 cho biết, kết quả xét nghiệm lần 3 cho thấy, bệnh nhân Li Zichao, 1992 đã âm tính.
Hiện bệnh nhân này tỉnh táo, tự thở, ăn uống sinh hoạt bình thường, hết sốt hơn 4 ngày, đã phết họng làm PCR lần 2 ngày 25/1 và lần 3 ngày 27/01. Kết quả lần 3 cho thấy người bệnh đã không còn mang virus. Tuy nhiên bệnh nhân này vẫn phải được lưu giữ tại khoa Bệnh Nhiệt đới của bệnh viện để theo dõi cách ly.
”Căn cứ vào việc 3 ngày qua không còn sốt và kết quả xét nghiệm không còn mang virus. Có thể khẳng định bệnh nhân đã khỏi bệnh”, BS Thức cho biết.
Bệnh nhân còn lại, ông Li Ding, sinh năm 1954 hiện tỉnh táo, ăn ngủ được, thở oxy qua canula (đường ống), thở êm, SpO2 96%, M :80/p, HA: 120/70 mmHg, không sốt từ 18g chiều 25/1, phổi ít ran bên trái.
Kết quả Xquang phổi ngày 27/1 cho thấy còn tình trạng đông đặc bên trái, tổn thương ít phế nang phổi phải, không tăng thêm so với Xquang ngày 26/1. Chức năng gan, thận, điện giả bình thường. Người bệnh được phết họng lấy mẫu xét nghiệm nCoV ngày 27/01 kết quả vẫn dương tính với nCoV. Sáng 28/1, bệnh nhân được phết hầu họng xét nghiệm lần 4 và đang chờ kết quả.
Hai cha con Li Ding và Li Zichao người Trung Quốc là hai trường hợp đầu tiên được phát hiện nhiễm nCoV tại Việt Nam.
Người cha Li Ding từ Vũ Hán, Trung Quốc nhập cảnh tại Hà Nội ngày 13/1, sau đó đến Nha Trang ngày 17/1, đến Long An ngày 19/1 và TP.HCM ngày 20/1. Bệnh nhân sốt, ngày 22/1 vào Bệnh viện Chợ Rẫy và được phát hiện dương tính nCoV ngày 23/1.
Người con Li Zichao sống 4 tháng tại Long An, ngày 17/1 ra Nha Trang gặp bố, sau đó cùng bố vào Long An và TP.HCM. Bệnh nhân vị sốt ngày 20/1, sau đó nhập viện Chợ Rẫy và được xác định dương tính nCoV.
Đến nay, Việt Nam đã giám sát 64 trường hợp có sốt và có tiền sử đi về từ vùng dịch, trong đó 25 trường hợp đã xét nghiệm âm tính, 39 trường hợp có tiếp xúc với người bệnh được cách ly theo dõi chặt chẽ.
16. Chưa ghi nhận ca nhiễm nCoV tại Đắk Lắk
Trao đổi qua điện thoại với phóng viên, BS Nay Phi La Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk bác bỏ thông tin trên mạng xã hội cho rằng tại địa phương có bệnh nhân nhiễm nCoV.
BS Nay Phi La Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk cho biết, ngành y tế của tỉnh đã gửi mẫu xét nghiệm bệnh phẩm của một bệnh nhân nghi nhiễm virus corona có xuất xứ từ Vũ Hán-Trung Quốc đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên để xét nghiệm, kiểm tra.
BS Nay Phi La cho biết, hiện bệnh nhân đã được cách ly an toàn để theo dõi, điều trị và có phương án xử lý kịp thời nếu nhận được kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên. Những ngày qua, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên chưa phát hiện được bất cứ bệnh nhân nào nhiễm loại virus corona mới giống ở Vũ Hán-Trung Quốc.
Trước đó, một số trang Facebook cá nhân ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk chia sẻ nội dung về việc: “Có một trường hợp bệnh nhân nghi nhiễm virus corona giống như các bệnh nhân tại Vũ Hán – Trung Quốc, và đã được đưa vào Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên để điều trị”.
Thông tin tại trang Facebook này cũng cho biết thêm, người nghi bị nhiễm virus corona mới từ Trung Quốc về TP HCM rồi sau đó về TP Buôn Ma Thuột đón Tết.
Khẳng định nội dung này, BS Nay Phi Na xác nhận thêm, đây là thông tin chưa được kiểm chứng, và hoàn toàn chưa chính xác. Hiện ngành y tế Đắk Lắk vẫn đang chờ kết luận của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên.
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với virus corona, Sở Y tế Đắk Lắk sẽ có văn bản chính thức báo cáo Bộ Y tế và triển khai các biện pháp phối hợp xử lý đúng quy định của ngành y tế.
17. Đến mùng 2 Tết Canh Tý, ghi nhận 236 trường hợp bị ngộ độc rượu, bia
Mặc dù khuyến cáo về việc sử dụng rượu bia an toàn, đặc biệt trong dịp Tết đã được Bộ Y tế đưa ra nhưng nhiều người dường như vẫn coi thường sức khoẻ của mình khi ghi nhận tại các cơ sở y tế cho thấy có 236 trường hợp bị ngộ độc rượu bia tính đến sáng ngày mùng 2 Tết Canh Tý
Theo thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh về công tác y tế từ ngày 29 tháng Chạp đến 7h sáng ngày mùng 2 Tết Canh Tý cho biết, tổng số bệnh nhân còn lại tại các cơ sở khám chữa bệnh từ ngày 29 tháng Chạp đến sáng mùng 2 Tết là 95.334 trường hợp.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho 107.063 trường hợp, trong đó có 63.428 ca nhập viện điều trị nội trú. Tổng số ca phẫu thuật tính đến sáng ngày mùng 2 Tết là 6.650 ca, trong đó số ca phẫu thuật chấn thương sọ não là 136 ca.
Các cơ sở khám chữa bệnh đã đỡ đẻ, mổ đẻ thành công đón 8.403 trẻ chào đời. Vận chuyển 3.020 lượt bệnh nhân bằng xe cứu thương của bệnh viện.
Tính đến 7 giờ sáng ngày Mùng 2 Tết, sau 3 ngày nghỉ Tết đã có 14.432 ca khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông, giảm -14,5% so với cùng kỳ Tết Kỷ Hợi. Số ca khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông chiếm 13,5% trong tổng số khám, cấp cứu chung.
Trong đó 5.572 trường hợp phải nhập viện điều trị chiếm 38,6% trong tổng số khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông, tăng nhẹ 1,9% so với cùng kỳ Tết Kỷ Hợi. Đã có 64 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông, bao gồm cả tử vong trên đường đến bệnh viện và tiên lượng tử vong xin về, nhiều hơn 3 ca so với cùng kỳ Tết Kỷ Hợi.
Cũng theo thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, tính đến 7 giờ sáng Mùng 2 Tết đã có 1.660 ca cấp cứu tai nạn do đánh nhau, chiếm 2% trong tổng số cấp cứu của các bệnh viện, trong số đó 1.213 ca phải nhập viện điều trị/theo dõi và đã có 5 trường hợp tử vong.
Tính đến sáng ngày mùng 2 Tết, đã có tổng cộng 9.714 trường hợp khám, cấp cứu do tai nạn sinh hoạt, lao động, chiếm 8,6% trong tổng số khám, cấp cứu bệnh viện, trong đó 21 trường hợp tử vong.
Tổng số trong 3 ngày Tết đã có 910 ca khám, cấp cứu do ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hoá, chiếm 1,1% trong tổng số khám, cấp cứu. Trong đó 236 ca ngộ độc rượu, bia; 221 ca ngộ độc thức ăn tự chế biến, không có trường hợp nào tử vong do ngộ độc thuốc trừ sâu (tự tử).
“So sánh 3 ngày nghỉ Tết cho thấy, tính đến 7 giờ sáng ngày Mùng 2 Tết Canh Tý 2020 với cùng kỳ Tết Kỷ Hợi, số ca khám cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông là 14.432 giảm 14,5%; số ca tử vong do tai nạn giao thông tăng 4,9%.
Số ca khám, cấp cứu do tai nạn pháo nổ tăng 7,8%. Số ca khám, cấp cứu tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ khác tăng 102,9%; số ca cấp cứu tai nạn đánh nhau giảm 23,1%; số ca tai nạn do đánh nhau phải nhập viện tăng 18%”- PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết
Báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh khẳng định, trong những ngày Tết, tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh đều thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Y tế về tăng cường công tác khám, chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, bảo đảm công tác thường trực cấp cứu.